Defi có lẽ là thuật ngữ mà bạn đã thấy khá nhiều trong thời gian gần đây. Đúng vậy, có thể nói DeFi là “trend” hiện nay.
Defi là gì? và tiềm năng của tài chính phi tập trung này trong tương lai sẽ như thế nào? Bài viết này hãy cùng Tienthudong24h đi phân tích và tìm hiểu nhé.
DeFi là gì ?
DeFi là viết tắt của Decentralized Finance ( tài chính phi tập trung / tài chính mở ) đây là một thuật ngữ hoàn toàn mới dựa trên công nghệ blockchain và cryptocurrency, nó được dự đoán có tiềm năng trở thành động lực của một nền kinh tế mở và ngang hàng hơn (peer to peer).
Nói một cách cụ thể hơn, DeFi là “con đường” đưa các sản phẩm tài chính truyền thống đến “vùng đất” phi tập trung.
Thị trường tài chính có thể thúc đẩy sự thịnh vượng của xã hội bằng cách cho phép những ý tưởng tuyệt vời trở thành hiện thực, nhưng quyền lực trong tài chính là tập trung, hầu hết mọi người đều không có quyền quyết định về những gì được tài trợ và chỉ nhận được một phần nhỏ lợi nhuận từ các dự án.
Hoạt động của tài chính tập trung như thế nào ?
Những Cơ chế đằng sau điều này là những người bình thường chuyển quyền kiểm soát tài sản của họ cho các ngân hàng và các trung gian tài chính khác để các nhà quản lý chuyên nghiệp có thể làm việc khôn ngoan với tiền trên thị trường.
Nhưng, kết quả là giữ quyền kiểm soát và rủi ro ở trung tâm của hệ thống. Chúng tôi biết rằng các nhân viên ngân hàng, có kinh nghiệm nhưng vẫn có thể sai lầm và có thể không nhìn thấy rủi ro trên thị trường, như trong bong bóng nhà đất năm 2008. Khi họ kiểm soát tất cả tiền, rủi ro tích lũy tại trung tâm và gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống.
Tài chính phi tập trung không đầy đủ
Bitcoin đã được Satoshi Nakamoto tạo ra vào năm 2008 như là giải pháp đầu tiên của thương mại toàn cầu mà không cần trung gian, và để các cá nhân có thể kiểm soát tài sản của họ. Tuy nhiên, Bitcoin và tiền điện tử sớm chỉ phân cấp phát hành và lưu trữ tiền, không truy cập vào hệ thống tài chính.
Có hai vấn đề lớn với không gian tiền điện tử hiện tại nổi bật:
- Thứ nhất, mặc dù các giao thức được phi tập trung và dựa trên các thuật toán đồng thuận, nhiều điểm truy cập vào hệ thống, như trao đổi, vẫn được tập trung.
- Ngoài ra, nhiều dự án tiền điện tử được quản lý thông qua các tổ chức hoặc công ty khá tập trung, thường thiếu tính minh bạch hoặc trách nhiệm, và không công khai cho thấy sự phát triển của các phần mới của hệ sinh thái.
Phi tập trung trong tài chính
Nhiều công ty fintech và ngân hàng thời đại mới hứa sẽ cung cấp thêm quyền kiểm soát cho người tiêu dùng. Đây là những lời hứa hão vì trong hầu hết các trường hợp, các ngân hàng vẫn quản lý tài sản và khách hàng phải tin tưởng vào ngân hàng để chăm sóc tốt.
Nhiều nhà phát triển đang tạo ra các sản phẩm tài chính sáng tạo hướng tới các giao thức nguồn mở để trao đổi tài sản thông qua các nền tảng phi tập trung. Các nền tảng mới có hai lợi thế lớn về tài chính như nó đang tồn tại ngày nay.
Đầu tiên, các cá nhân sẽ có thể mở khóa nhiều hình thức trong khi không phải tin tưởng bất kỳ trung gian nào chăm sóc tài sản của họ để nhận hoa hồng. Bất cứ ai cũng có quyền truy cập và không có sự kiểm soát trung tâm.
Thứ hai, tất cả các giao thức đều là nguồn mở, vì vậy bất kỳ ai cũng có thể xây dựng các sản phẩm tài chính mới trên đầu chúng và mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể hợp tác và đưa ra các hình thức tạo giá trị mới. Điều này có thể dẫn đến sự đổi mới nhanh hơn và hiệu ứng mạng mạnh mẽ khi ngày càng nhiều người dùng và nhà xây dựng chuyển sang nền tảng.
Tài chính phi tập trung, hay DeFi, đã cung cấp một loạt các phương tiện và thị trường tài chính phổ biến để đảm bảo rằng cá nhân là người giám sát duy nhất tài sản của họ mọi lúc.
Tiền điện tử rất dễ bay hơi. Sự dao động giá cả là một vấn đề lớn nếu bạn muốn sử dụng tiền điện tử cho bất cứ điều gì từ mua hàng hóa đến chuyển tiền qua biên giới, đến vay và cho vay hoặc phòng ngừa rủi ro trong giao dịch.
DeFi và CeFi có những sự khác biệt
Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung chính là tính uỷ thác.
Trong tài chính truyền thống hay Traditional Finance: Các tổ chức, thị trường & công cụ tài chính luôn tồn tại trung gian có quyền lực tập trung.
Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.
Cụ thể:
- Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các Blockchain phi tập trung.
- Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain. Chúng phi tập trung.
- Nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet. Tính mở của DeFi thể hiện ở đây.
Ưu điểm DeFi
- Loại bỏ được trung gian quản lý tập quyền. Việc này rất rõ ràng, như mình đã phân tích bên trên. Với việc áp dụng công nghệ Blockchain thì việc loại bỏ các trung gian trở nên rõ ràng. Người dùng có thể biết được tài sản của mình đang ở đâu, hay trạng thái nào.
- Các ứng dụng DeFi được xây dựng trên nền tảng của các Blockchain, chúng là các mã nguồn mở. Vì vậy, việc nâng cấp hoặc xây dựng và phát triển nhiều ứng dụng DeFi tương đối dễ dàng.
Nhược điểm DeFi
Tất nhiên DeFi cũng có một số nhược điểm trong thời gian hiện tại:
Các dịch vụ DeFi gắn liền với các tài sản là tiền điện tử, hay các đồng Crypto. Vì vậy, người dùng cần thời gian để tiếp xúc và hiểu cách sử dụng DeFi. Khác biệt hẳn so với sử dụng Fiat trước đây. Đặc biệt một số quốc gia vẫn đang cấm hoặc hạn chế Crypto.
Ở phần dưới mình sẽ chỉ ra các thành phần của DeFi để giúp các bạn phân loại nó dễ dàng hơn.
DeFi gồm các thành phần nào ?
Chúng ta có thể chia tài chính phi tập trung DeFi thành các thành phần sau:
- Lending Platform (các nền tảng cho vay phi tập trung): Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
- Derivatives (các sản phẩm phái sinh phi tập trung): Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol…
- Payments Platform (các nền tảng thanh toán phi tập trung): Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
- Stable coins (các đồng tiền ổn định phi tập trung): DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
- Decentralized Exchange (sàn phi tập trung): Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…
Có thể các bạn sẽ thắc mắc là một số sàn cho giao dịch phái sinh như Binance Future, SnapEx, FTX, BitMEX… lại không có trong danh sách Derivatives.
Các sàn mình vừa nhắc tên là các sàn cho giao dịch các sản phẩm phái sinh Crypto, nhưng bản thân họ là các sàn tập trung. Tức là nó được quản lý tập quyền cho các giao dịch trên sàn. Vì vậy, các sàn đó không nằm trong danh sách này.
Kể cả các dự án như NEXO, hay SALT thì họ đều là hình thức Lending trong Crypto, nhưng là hình thức uỷ thác cho tổ chức, nên không xếp vào nhóm DeFi.
Các số liệu về DeFi
Nhắc tới DeFi – tài chính phi tập trung, chúng ta cần phải nhắc tới thông số tài sản lock (TVL) bên trong các dịch vụ DeFi đó. Thông số đó thể hiện mức độ tham gia của user vào các dịch vụ này.
Chúng ta cùng tham khảo số liệu của trang Defipulse trong 1 năm vừa qua về các ứng dụng DeFi của riêng trên Ethereum.
Tổng tài sản khoá (TVL)
Ta thấy Total Valued Locked tăng từ $211M USD lên tới $537.8 M USD, tăng tới 254% đủ để cho thấy sự quan tâm tham gia của người dùng. Đó là chỉ riêng các ứng dụng DeFi trên Ethereum. Ngoài ra còn nhiều nền tảng khác cũng tham gia lĩnh vực này.
Một số liệu khác về tổng tài sản lock TVL của các nền tảng trong DeFi. Ta thấy rằng, ngoài Ethereum thì EOS cũng là 1 Blockchain nền tảng đóng góp nhiều vào lĩnh vực này.
DEX Volume
Ngoài ra, Tienthudong24h muốn nhắc tới các sàn giao dịch phi tập trung DEX. Đây là 1 thành phần góp không nhỏ vào DeFi.
Trong đó, Binance DEX là 1 sàn mới ra mắt giữa năm 2019 tới nay nhưng luôn là sàn DEX top đầu về volume giao dịch.
Dapp Volume
Một mô hình khác là các dự án về swap decentralized cung cấp giải pháp, protocol của họ cho các dự án Dapp DeFi. Từ đó, làm tăng khả năng tương tác của người dùng với các dịch vụ DeFi.
Một ví dụ là Kyber Network, họ không chỉ là sàn DEX mà còn cung cấp giải pháp swap token cho rất nhiều ứng dụng DeFi khác như Fulcrum, Nuo, Trust, InstaDapp, Kyberswap…
Dưới đây là bảng số liệu volume của các ứng dụng trong mạng lưới áp dụng giải pháp của Kyber.
Tiềm năng của DeFi trong tương lai
Các bạn có thể sẽ thắc mắc và đặt ra câu hỏi là “Tiềm năng của DeFi là gì? Ở góc độ nhà đầu tư thì DeFi có đáng để chúng ta quan tâm và kiếm được lời trong tương lai hay không?”
Lợi ích và ưu điểm của DeFi chắc mình không cần phân tích quá nhiều nữa, vì các số liệu và sự vận động của thị trường đang nói lên tất cả. các bạn tham khảo các số liệu ở phần trên để nắm được sự tăng trưởng và ảnh hưởng của DeFi.
DeFi có thể coi là tương lai của tài chính thế giới và nó chính là tiền đề để chúng ta bước vào nền Tài chính mở Open Finance.
Mọi người có thể tham khảo thêm số liệu của Helis Network cung cấp về tiềm năng tương lai của các dịch vụ DeFi trong Payments, Loans và Derivatives.
Dựa vào số liệu trên ta thấy, thị phần của payments, Loans và Derivatives trong DeFi còn đang rất nhỏ so với tiềm năng thực tế của nó.
Defi và những cơ hội
Vậy tóm lại chúng ta cần làm gì để nắm bắt cơ hội này?
Các ứng dụng và model DeFi quanh chúng ta vẫn còn mới, chưa rõ ràng và còn nhỏ lẻ.
Ở giai đoạn này, các ứng dụng DeFi nhỏ lẻ đang bắt đầu được quan tâm như stable coins, lending platform Compound, Dharma, Cred, Constant…
Chúng ta cần 1 ai đó đứng ra “form” lại các dự án này lại để tạo nên model hoạt động chung cho tất cả chúng. Vì vậy, giai đoạn này các bạn có thể quan tâm tới các dự án platform cho DeFi. Từ đó, các protocol hay Dapp khác có thể tích hợp và xây dựng trên các platform này để mở rộng hệ sinh thái DeFi.
Helis Network là dự án duy nhất (ở thời điểm hiện tại) mình thấy đang cố gắng xây dựng 1 hệ sinh thái như thế. Các bạn quan tâm nên tìm hiểu về dự án này qua bài viết của Admin
Kết luận
Trên Đây là bài viết để giải thích và phân tích về Defi và nhận định tiềm năng của tài chính phi tập trung Defi trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này mọi người đã có cái nhìn tổng quan về DeFi và các thành phần của nó
Nếu như các bạn biết các dự án platform nào đang xây dựng hệ sinh thái DeFi thì comment bên dưới giúp mình nhé! Xin cảm ơn.
Nguồn: (tham khảo Tienkythuatso)